Sửa đổi Nghị định 140/2007 quy định về kiều kiện kinh doanh Logistics
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO và các hiệp định thương mại, hoạt động logistics tại Việt Nam đã có sự phát triển và thay đổi, thế nhưng vẫn bị trói buộc bởi các quy định cũ không còn phù hợp. Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp logistics sắp thành lập đang gặp khó.
Tại hội thảo về rà soát các quy định trong quản lý dịch vụ logistics diễn ra hồi đầu tháng 9 vừa qua, bà Vũ Thị Vân Nga - Vụ Pháp chế Bộ Công thương, cũng chỉ ra hàng loạt bất cập của Nghị định 140/2007. Trong đó, việc phân loại dịch vụ logistics thành ba nhóm (gồm: các dịch vụ logistics chủ yếu; các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải; các dịch vụ logistics khác) là không có ý nghĩa trên thực tế do không gắn kết với Luật Thương mại và không phù hợp với thực tiễn phát triển.
Theo dự thảo sửa đổi Nghị định 140/2007 đang được lấy ý kiến, việc phân loại dịch vụ logistics không còn chia làm ba nhóm như trước mà được chia cụ thể như dịch vụ kho bãi; dịch vụ thông quan; vận tải đường bộ; đường biển; đường sắt…
Về điều kiện kinh doanh logistics đối với nhà đầu tư nước ngoài, dự thảo cho phép doanh nghiệp nước ngoài được thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam để cung cấp một số dịch vụ logistics . Cụ thể, công ty vận tải biển nước ngoài được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài để cung cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế. Công ty nước ngoài cũng được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cung cấp dịch vụ kho bãi container, dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa, dịch vụ chuyển phát.
Tuy nhiên, vẫn còn một số hoạt động dịch vụ mà doanh nghiệp nước ngoài vẫn phải liên doanh với doanh nghiệp trong nước, như môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa; vận tải đường thủy nội địa, vận tải đường sắt; đường bộ… với tỷ lệ vốn góp nước ngoài không quá 49-51%, tùy theo từng lĩnh vực.
Ông Ngô Trung Khanh, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên – Bộ Công thương, phân tích việc quy định doanh nghiệp nước ngoài phải liên doanh với doanh nghiệp trong nước có cái lợi là giúp doanh nghiệp Việt Nam có thêm hợp đồng, tạo việc làm cho người lao động, tuy nhiên, sẽ khó thu hút đầu tư nếu nhà đầu tư nước ngoài không muốn liên doanh.
- Theo Lê Anh, Saigontimes -
Tin khác
- Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cung cấp giải pháp logistics thúc đẩy xuất nhập khẩu trực tiếp tại Nghệ An
- Dry Bulk Market Outlook 06/2022
- Giá dầu có thể lao dốc vào cuối năm 2017
- Tỷ giá 2017 không mất quá 2%, lãi suất khó giảm
- Thủ tướng sẽ ban hành tiêu chí doanh nghiệp nhà nước trong tháng 12
- Xuất khẩu gạo giảm kỷ lục trong gần 10 năm qua
- Công bố 3 luật vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV | Chính sách - Pháp luật
- OECD nâng dự báo kinh tế thế giới năm 2017