Mỗi doanh nghiệp cần xác định “trí tuệ” là cốt lõi
Để hình thành các doanh nghiệp lớn với thương hiệu mạnh tầm cỡ khu vực và thế giới, mỗi doanh nhân Việt Nam cần xác định trí tuệ là cốt lõi, sáng tạo là động cơ, kinh doanh phải chuyên nghiệp và xuất phát từ trái tim.
Trong vòng 5 năm qua, với diễn biến lãi suất ngân hàng cao, chi phí sản xuất tăng trong khi giá cả đầu ra giảm sút, tồn kho lớn, nhiều doanh nghiệp đã phải tái cấu trúc để tồn tại. Theo thời gian, những lợi thế về tài nguyên và lao động sẽ suy giảm, thương mại quốc tế có xu hướng đảo chiều. Các lợi thế về vị trí địa kinh tế, lợi thế về nhân công dồi dào, giá thuê nhân công rẻ của các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam có thể sẽ mất đi. Theo ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI: Doanh nghiệp Việt Nam không những phải đối phó với rủi ro thiên tai, rủi ro thị trường mà còn phải đối phó với rủi ro thể chế, sự bất định của chính sách. Bên cạnh phải dành nguồn lực cho thị trường thì doanh nghiệp Việt Nam còn phải dành nguồn lực thiết lập, nuôi dưỡng các mối quan hệ. Vì vậy, trải qua giai đoạn khó khăn vừa qua của nền kinh tế, nhiều DN Việt Nam vần còn tồn tại được, chứng tỏ sức chịu đựng, sức chống chịu của DN, doanh nhân Việt Nam là rất lớn. Khó khăn lớn nhất của DN bây giờ là cần phải nâng cao trình độ tri thức của mình, hiểu rõ Luật Kinh doanh của thế giới để tránh phạm những sai lầm, nhất là tránh vì không hiểu biết mà cứ đi theo cách làm ngẫu hứng thì DN sẽ phải trả giá đắt. Thể chế nào, doanh nhân đó, các doanh nhân đang hoạt động sẽ phải lột xác, chuyển mình và một thế hệ doanh nhân mới sẽ hình thành, một thế hệ doanh nhân sáng tạo.
Muốn dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, theo TS. Huỳnh Thế Du, Giám đốc đào tạo, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright thì cần phải có 3 trụ cột cơ bản. Đó là nền kinh tế thị trường với vai trò nòng cốt là doanh nghiệp, doanh nhân, nhà nước pháp quyền đúng nghĩa và xã hội dân sự.
Bên cạnh nỗ lực kiến tạo của chính quyền các cấp, ông Vũ Tiến Lộc khuyến nghị các doanh nhân trong thời đại mới cần học hỏi, tập trung vào công nghệ và nâng cao khả năng quản trị chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp, cần tập trung vào chiến lược cốt lõi, đừng lan man. Về quản trị phải chú trọng tính chuyên nghiệp, không hời hợt, thúc đẩy sáng tạo, tránh sự trì trệ, thỏa mãn, đầu tư vào công nghệ chứ không dựa vào quan hệ. Doanh nhân phải liên kết, có tính đồng đội. Doanh nhân thời đại mới phải đề cao văn hóa doanh nhân và trách nhiệm xã hội, không phải là những trọc phú và vô cảm với xã hội, môi trường. Với nỗ lực rất lớn của Chính phủ hiện nay, môi trường kinh doanh sẽ thuận lợi hơn. Chính phủ đang nghĩ mới, làm mới, quyết bỏ cơ chế xin – cho. Doanh nghiệp cần dồn nguồn lực cho thương trường, sản phẩm, công nghệ và bứt phá mạnh mẽ hơn nữa – ông Lộc nhấn mạnh.
Tin khác
- Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cung cấp giải pháp logistics thúc đẩy xuất nhập khẩu trực tiếp tại Nghệ An
- Dry Bulk Market Outlook 06/2022
- Giá dầu có thể lao dốc vào cuối năm 2017
- Tỷ giá 2017 không mất quá 2%, lãi suất khó giảm
- Thủ tướng sẽ ban hành tiêu chí doanh nghiệp nhà nước trong tháng 12
- Xuất khẩu gạo giảm kỷ lục trong gần 10 năm qua
- Công bố 3 luật vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV | Chính sách - Pháp luật
- OECD nâng dự báo kinh tế thế giới năm 2017